HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG

bac giang farmer’s union

KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ HẠI TRÊN CÂY VÚ SỮA

Tin kỹ thuật

Thứ năm, 11 Tháng 11 2021 09:30


2. Đặc điểm gây hại                  

Sâu đục quả gây hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào mùa nắng. Sâu gây hại từ khi quả còn nhỏ cho đến khi quả chín. Khi sâu hại ở giai đoạn quả nhỏ sẽ làm quả bị rụng sớm ảnh hưởng đến năng suất, khi quả lớn sâu cắn phá ăn phần thịt quả làm ảnh hưởng đến mẫu mã và giảm giá trị thương phẩm của quả.

Sâu hại gây ra các vết thương trên quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công khiến cây dần suy giảm khả năng đề kháng, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của mùa vụ.

Trưởng thành sâu đục quả đẻ trứng rải rác từng quả trên bề mặt vỏ quả. Sâu non mới nở bắt đầu tấn công bên ngoài vỏ quả. Sang tuổi 2, sâu sẽ bắt đầu ăn vào sâu bên trong thịt quả, khi quan sát sẽ thấy những đường hầm trên vỏ quả, làm quả bị chảy nhựa trắng chung quanh lỗ đục. Quá trình phát triển của sâu diễn ra hoàn toàn bên trong quả. Sau thời gian đục phá của sâu, gần cuống hoặc đáy quả có những chùm phân của sâu kết lại với nhau bằng một lớp tơ mỏng.

3. Biện pháp phòng trừ

+ Cần tiến hành thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu đục quả nhất là lúc bướm (con trưởng thành) xuất hiện ở vườn đẻ trứng và quả bắt đầu có dấu hiệu mới bị tấn công để có biện pháp phòng trừ sớm.

+ Có thể sử dụng biện pháp tưới nước bằng máy với áp suất mạnh cũng làm giảm đáng kể mật số sâu đục quả.

+ Dọn sạch tàn dư, cắt tỉa cành, quả bị sâu bệnh, đem tiêu hủy để diệt sâu và nhộng tránh lây lan.

+ Bao quả là biện pháp hiệu quả để ngừa sâu đục quả (tuy nhiên biện pháp này chỉ thực hiện được ở các cây có tán thấp).

+ Sử dụng Bacillus thuringiensis (Bt): Bt là một vi khuẩn sản xuất một loại protein. Sâu ăn quả có chứa Bt, protein này gây hại cho hệ tiêu hóa của chúng, dẫn đến tình trạng suy yếu và tử vong.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất như: Abamectin, Emamectin, Permethrin… để phun đối với những vườn bị sâu gây hại.